Cao tốc dầu giây liên khương

Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu được kỳ vọng góp phần giải quyết bài toán giao thông liên vùng, tạo thuận lợi trong giao thương, giảm ùn tắc cho Quốc lộ 51, tiết kiệm chi phí, thời gian di chuyển cho người dân, doanh nghiệp.

Cao tốc biên hòa - vũng tàu

Điểm đầu tại Km34+200 dự án thành phần 3, cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu thuộc phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Giảm tải cho Quốc lộ 51

Công trình xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đã chính thức khởi công vào trung tuần tháng 6/2023. Đây là một trong những dự án đường cao tốc nhận được sự quan tâm lớn của người dân, doanh nghiệp bởi khi đưa vào khai thác sẽ góp phần giảm tải cho tuyến đường huyết mạch Quốc lộ 51 (QL51) đi Bà Rịa – Vũng Tàu.

Ông Ngô Minh Hải – tài xế lái xe tải chở hàng hải sản tuyến Bà Rịa – Vũng Tàu đi Đồng Nai và Bình Dương rất vui mừng khi biết tin đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu khởi công. “Cánh tài xế chúng tôi thấy rất vui vì nếu có cao tốc sẽ đi nhanh hơn, tiết kiệm thời gian di chuyển vì bây giờ xe đi Vũng Tàu chủ yếu qua tuyến QL51. Như tôi vận chuyển hải sản đến các vựa được sớm hơn cả tiếng, hàng cũng sẽ tươi ngon hơn, giảm chi phí vận chuyển” – ông Hải phấn khởi cho biết.

Còn với ông Nguyễn Thành Nam, (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) cũng rất hồ hởi khi hay tin dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu khởi công. Gia đình ông Nam có người thân sinh sống ở TP Vũng Tàu nên cuối tuần nào cũng về thăm. Ông Nam chia sẻ, từ Đồng Nai về Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ có duy nhất QL51, gần như cuối tuần và lễ, tết tuyến đường này lúc nào cũng kẹt xe, ùn tắc. Mặc dù chỉ khoảng 100km nhưng có khi đi mất 3-4 tiếng. “Trong tương lai cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sẽ hình thành thì việc đi lại chắc chắn sẽ thuận lợi hơn và rút ngắn thời gian di chuyển, không còn nỗi lo kẹt xe, ùn tắc” – ông Nam nói.

Cũng như ông Hải và ông Nam, đa số người dân đều mong chờ cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu được triển khai bởi những lợi thế mà dự án mang lại trong tương lai và khẳng định, dự án là một trong những giải pháp chia sẻ bớt gánh nặng về lưu lượng xe cho QL51. Vì hiện nay, tuyến đường này đang bị quá tải nghiêm trọng, đặc biệt vào dịp cuối tuần, lễ, tết trung bình HCM đi Vũng Tàu có thể mất từ 5 – 6 tiếng đồng hồ vì kẹt xe, ùn tắc kéo dài.

Nhiều năm qua, 2 điểm nóng ùn tắc tại nút giao 25B và đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây qua QL51 chưa được xử lý, trong khi đó mỗi ngày, hàng nghìn xe tải trọng lớn ra vào các khu công nghiệp Nhơn Trạch và xe lưu thông đi vào cao tốc rẽ ra QL51 gây xung đột giao thông, nên ùn tắc luôn thường trực.

Phần lớn hàng hóa tại các khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai như Long Thành, Nhơn Trạch, Biên Hòa đến cảng Cái Mép – Thị Vải của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đều được vận chuyển qua QL51 dẫn đến áp lực giao thông là vô cùng lớn. Với lượng xe đông, tải trọng lớn đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình vận chuyển hàng hóa, lưu thông qua lại giữa các địa phương và phát sinh chi phí tăng thêm. Đối với các doanh nghiệp, việc lưu thông hàng hóa cũng sẽ thuận lợi hơn khi dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu hoàn thành đưa vào khai thác.

Theo ghi nhận  của phóng viên, tuyến QL51 cũng đang xuống cấp nhiều đoạn, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. Việc có thêm tuyến đường song song với QL51 sẽ đảm bảo cho việc lưu thông thêm an toàn.

Định tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Kết nối giao thông liên vùng

Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đang triển khai xây dựng hứa hẹn giải quyết bài toán giao thông liên vùng, tạo thuận lợi lưu thông hàng hóa, giảm tối đa chi phí cho doanh nghiệp của 2 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và một số địa phương lân cận. Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu kết nối trực tiếp với các cụm cảng Cái Mép – Thị Vải, sân bay Long Thành và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Cùng với các dự án đã và đang khai thác trên địa bàn Đồng Nai như tuyến tránh QL1 qua TP Biên Hòa, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây và sắp tới sẽ thông xe nút giao 319 kết nối cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Bến Lức – Long Thành đang triển khai… sẽ hình thành hệ thống giao thông đồng bộ kết nối liên vùng Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và các địa phương lân cận, hình thành trục giao thông xương sống giải quyết kẹt xe trên QL51.

Dự án cũng là cú hích phát huy tối đa tiềm năng của cảng biển Cái Mép – Thị Vải, sân bay quốc tế Long Thành, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung.

Ông Nguyễn Văn Thọ – Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, việc đầu tư hoàn thành dự án xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1 để đưa vào khai thác đồng bộ với đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, cảng hàng không quốc tế Long Thành, kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển; phát huy tối đa tiềm năng của cảng biển Cái Mép – Thị Vải, đáp ứng nhu cầu vận tải; tạo dư địa, động lực, không gian phát triển vùng Đông Nam Bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, từng bước thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1 dài 53,7km, quy mô 4-6 làn xe, tổng vốn đầu tư hơn 19.000 tỷ đồng. Điểm đầu dự án giao với tuyến tránh Quốc lộ 1 qua TP Biên Hòa (Đồng Nai), điểm cuối giao với Quốc lộ 56. Trong đó, Dự án thành phần 1 do UBND tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư có chiều dài khoảng 16km; Dự án thành phần 2 do Ban Quản lý dự án 85 – Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư có chiều dài khoảng 18,2km; Dự án thành phần 3 do UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu làm chủ đầu tư có chiều dài khoảng 19,5km.

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *