Bải biển Vũng Tàu

Từ lâu, Vũng Tàu đã trở thành “điểm ngắm” của giới đầu tư địa ốc, bởi đây là địa phương duy nhất của miền Đông Nam bộ có biển. Gần đây, một loạt công trình hạ tầng kết nối với Vũng Tàu được khởi động, khiến vùng đất này càng trở nên hấp dẫn hơn.

Khởi công cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Khởi công cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

“Sợi chỉ đỏ” kết nối cung cầu

Cuối tuần qua, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đã chính thức được khởi công xây dựng. Đây là tuyến đường huyết mạch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời gian tới.

Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có tổng chiều dài toàn tuyến là 53,7 km, đi qua địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong đó, đoạn đi qua tỉnh Đồng Nai dài hơn 34 km, đoạn đi qua tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu dài 19,7 km. Giai đoạn đầu, tuyến đường được đầu tư xây dựng với 4 làn xe, rộng 24,75 m. Giai đoạn hoàn chỉnh sẽ có 6 làn xe, rộng 32,25 m, vận tốc thiết kế 100 km/giờ.

Tổng mức đầu tư của Dự án là gần 18.000 tỷ đồng, từ nguồn vốn đầu tư công. Theo kế hoạch, Dự án sẽ hoàn thành vào năm 2025 và đưa vào khai thác đồng bộ vào năm 2026. Khi cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đi vào hoạt động, sẽ thúc đẩy kết nối với sân bay Long Thành và cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải, đẩy mạnh liên kết kinh tế vùng.

Ngoài Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cũng trong tuần qua, Bộ Giao thông – Vận tải đã phối hợp với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và tỉnh Đồng Nai tổ chức khởi công Dự án cầu Phước An bắc qua sông Thị Vải, nối thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai).

Dự án cầu Phước An có tổng chiều dài khoảng 4,4 km. Trong đó, phần cầu dài hơn 3,5 km, thiết kế nhịp chính có hình cánh buồm; đường dẫn lên cầu dài 247 m; đường dẫn kết nối với đường xuống cảng Phước An dài hơn 600 m.

Một công trình hạ tầng khác cũng được tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khởi công xây dựng trong tuần qua là Dự án Nâng cấp, mở rộng đường ven biển Vũng Tàu – Bình Thuận, có chiều dài gần 77 km, quy mô 6 – 8 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/giờ. Điểm đầu tuyến giao với đường 991B (thị xã Phú Mỹ), điểm cuối tuyến giao với Quốc lộ 55 (xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc).

Dự án Nâng cấp, mở rộng đường ven biển Vũng Tàu – Bình Thuận được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giao Ban Quản lý dự án chuyên ngành giao thông tỉnh làm chủ đầu tư với 5 dự án thành phần, có tổng chiều dài 57,46 km.

Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu cùng với các dự án giao thông quan trọng như tuyến kết nối đường bộ cao tốc từ nút giao Quốc lộ 56 (TP. Bà Rịa) đến vòng xoay 51 B, C (TP.  Vũng Tàu), cầu Phước An và ĐT 994… sẽ tạo nên “sợi chỉ đỏ” kết nối mạng lưới giao thông thông suốt, hiện đại, gắn kết hạ tầng nội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng và kết nối địa phương này với vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo nên những tuyến giao thông quốc gia, quốc tế quan trọng.

Dự án Vũng Tau Centre Point

Dự án Vũng Tàu Centre Point đang được gấp rút thi công để sớm ra mắt, đón nhu cầu thị trường

Tâm điểm mới của thị trường địa ốc

Theo phân tích của giới chuyên môn, nếu như 50 năm trước, toàn bộ hoạt động kinh tế của Đông Nam bộ xoay quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn của TP.HCM, thì thời gian tới, 2 tâm điểm mới được xác định là sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai) và cảng Cái Mép (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

Khi 2 tâm điểm mới được hình thành, thì toàn bộ giao thông trong vùng sẽ hướng về 2 khu vực này. Nông sản miền Tây sẽ được vận chuyển theo tuyến nào để đưa về cảng Cái Mép nhanh nhất, rồi xuất sang Mỹ, châu Âu? Sản phẩm công nghiệp ở Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM và Đông Nam bộ đi theo tuyến nào về cảng Cái Mép, về sân bay Long Thành nhanh nhất để xuất sang nước ngoài? Câu trả lời là: tuyến nào có chi phí rẻ nhất, nhanh nhất, thì tuyến đó có lợi thế. Do vậy, cả 2 tâm điểm mới này đang tạo ra một vùng lợi thế rất lớn.

Hạ tầng phát triển đến đâu sẽ kéo theo sự phát triển sự phát triển kinh tế – xã hội đến đó, đặc biệt là với thị trường bất động sản. Theo ông Nguyễn Thanh Sang, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản SG Holdings, Bà Rịa – Vũng Tàu hội đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để trở thành nơi phát triển công nghiệp, du lịch tiềm năng của miền Đông Nam bộ. Bởi địa phương này có bờ biển dài 305 km với nhiều bãi tắm đẹp được đánh giá như “trái tim của du lịch biển” khu vực miền Nam.

Bà Rịa – Vũng Tàu sở hữu vị trí chiến lược cửa ngõ ra biển Đông, tiếp giáp TP.HCM trong tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh cũng là đầu mối tiếp giáp của hệ thống hạ tầng kết nối vùng kinh tế trọng điểm thông qua cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu, đường cao tốc Xuyên Á, sân bay quốc tế Long Thành… được quy hoạch và từng bước đi vào hoạt động. Ngoài ra, Bà Rịa – Vũng Tàu được quy hoạch để trở thành trung tâm về dầu khí, cảng biển hàng đầu của cả nước.

Căn hộ Vung Tau Centre Point

Với những gì đang diễn ra, theo dự báo của các chuyên gia, tốc độ phát triển của Vũng Tàu sẽ bứt phá mạnh. Nơi đây cũng đang thu hút một lượng lớn nguồn lao động chất lượng cao, các chuyên gia kinh tế, nhân sự cấp cao trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực hàng không, cảng biển, logistics và du lịch cao cấp.

Với những gì đang diễn ra, theo dự báo của các chuyên gia, tốc độ phát triển của Vũng Tàu sẽ bứt phá mạnh. Nơi đây cũng đang thu hút một lượng lớn nguồn lao động chất lượng cao, các chuyên gia kinh tế, nhân sự cấp cao trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực hàng không, cảng biển, logistics và du lịch cao cấp.

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *